Menu Đóng

Gửi tiết kiệm ngân hàng và công ty bảo hiểm, khách hàng bị mất tiền. Trách nhiệm thuộc về ai?

Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vấn đề cán bộ ngân hàng rút ruột tiền gửi của khách hàng. Hôm nay Hằng Dai-ichi xin mạng phép chia sẻ một vài hiểu biết của mình về những quy định pháp luật liên quan hoạt động ngân hàng và bảo hiểm, kèm những bàn luận dựa trên góc nhìn và hiểu biết của cá nhân để gửi đến quý khách hàng và đọc giả nhà mình.

  • Sai phạm của nhân viên, trách nhiệm thuộc về ai?

Liên quan đến vụ mất gần 47 tỷ gửi ở Sacombank xảy ra đầu tháng 3/2023 luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng văn phòng luật sư Gia Định) trả lời trước báo giới về trách nhiệm của Sacombank đối với người lao động thuộc quản lý của pháp nhân (ngân hàng) gây ra cần phải đánh giá theo 2 trường hợp:

Thứ nhất, nếu cán bộ ngân hàng lấy danh nghĩa Sacombank để rút tiền thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh ngân hàng, căn cứ Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy trong trường hợp này, ngân hàng có nghĩa vụ phải trả lại tiền cho khách hàng.

Thứ hai, nếu các cán bộ thực hiện việc rút tiền dưới danh nghĩa cá nhân thì theo khoản 2 Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015, ngân hàng không chịu trách nhiệm thay cho cán bộ ngân hàng đối với nghĩa vụ dân sự do người đó xác lập, thực hiện không nhân danh ngân hàng thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác. Với trường hợp này nếu các cán bộ, nhân viên thực hiện rút tiền không nhân danh đại diện ngân hàng thì Sacombank sẽ không phải chịu trách nhiệm trả nợ, bồi thường thay cho những người lao động do mình quản lý.

Như vậy thì, yếu tố quyết định xác định trách nhiệm của ngân hàng là tư cách của các cán bộ, nhân viên giao dịch khi thực hiện rút tiền. Cần làm rõ việc họ rút tiền dưới tư cách của pháp nhân (đại diện ngân hàng thực hiện) hay cá nhân, từ đó xác định trách nhiệm của ngân hàng.

Tuy nhiên, từ những vụ rút ruột tiền gửi từ trước đến nay chúng ta vẫn thường được báo chí thông tin, đa phần do cán bộ nhân viên ngân hàng lợi dụng lòng tin của khách, giả mạo chữ ký, lập hồ sơ khống để rút tiền. Điều này cũng phần nào phản ánh các ngân hàng đang có những lỗ hổng mất an toàn nghiêm trọng. Theo quy định của pháp luật, trong đó có quy định về tiền gửi tiết kiệm tại khoản 2, Điều 15 về “Rút gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm”, Quy chế tiền gửi tiết kiệm, ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13.9.2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thì ngân hàng phải “đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác và an toàn”.

Cụ thể là ngân hàng phải bảo đảm ít nhất 4 yếu tố hợp lệ, khớp đúng là chủ thẻ tiết kiệm, chữ ký của chủ thẻ, thẻ tiết kiệm và giấy tờ tùy thân của người rút tiền, đặc biệt là với các khoản tiền lớn hàng tỉ đồng trở lên. Vì vậy, kẻ gian dù có trong tay cả thẻ tiết kiệm và chứng minh nhân dân của khách hàng thì cũng không thể rút được tiền gửi nếu ngân hàng không làm sai quy trình và không quản lý tốt cán bộ công nhân viên thuộc quyền quản lý của mình.

Nhưng dựa vào các điều luật về việc xác định trách nhiệm giữa các bên, thì rõ ràng khách hàng đang chịu nhiều thiệt thòi khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Vì nếu khi gặp sự cố, thì có khả năng rất cao ngân hàng không đứng ra chịu trách nhiệm. Bằng chứng là, điểm chung của các vụ tiền của người gửi bị “bốc hơi” đều được ngân hàng “khuyên” là “hãy bình tĩnh và chờ đợi”, và “chờ phán quyết của tòa án”.

Qua sự việc này chúng ta thấy, cần phải quy định lại về việc xác định trách nhiệm của ngân hàng trước những sai phạm do cán bộ, công nhân viên mình thực hiện trong quá trình làm việc tại đây. Nếu ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước mọi mất mát của khách hàng và không được phép đùn đẩy trách nhiệm như hiện tại thì sẽ buộc họ phải bằng mọi cách nâng cao yêu cầu an toàn, thắt chặt các quy trình kiểm soát, chấn chỉnh kỷ luật nội bộ, giảm thiểu rủi ro, sai phạm. Chỉ có như vậy thì mới mong chặn đứng hay ít nhất cũng là giảm thiểu các vụ việc bỗng dưng mất tiền có nguy cơ dày hơn, nhiều hơn.

Đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải chịu trách nhiệm không? (Hình từ Internet)

Khác với ngân hàng, trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi tham gia thì luật kinh doanh bảo hiểm quy định rất rõ tại Điều 128 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm như sau:

Trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết;

Mặc dù thời gian qua, trong thị trường bảo hiểm cũng không tránh khỏi việc xảy ra những sai phạm của các đại lý làm ảnh hưởng đến quyền lợi, tài sản của khách hàng tham gia bảo hiểm. Nhưng nhờ những quy định trên, phía công ty bảo hiểm cũng đã nhanh chóng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, chuyện còn lại nhà bảo hiểm sẽ có cách xử lý với đại lý dựa trên hợp đồng đại lý hai bên đã ký kết.

Bằng chứng là “Sau khi phát hin đại lý T.Đ.T. chiếm đot tin thu phí ca 150 khách hàng, Công ty Dai-ichi đã trc tiếp tha thun, công nhn đóng đủ s tin phí b T. chiếm đot cho tt c các khách hàng này. Vì vy, quyn li ca nhng khách hàng liên quan trong v án không b nh hưởng và nhng người này không có yêu cu gì khác. Công ty Dai-ichi yêu cu T. bi thường s tin 1.505.752.600 đồng để khc phc hu qu.” Trích từ bài viết Thu tiền bảo hiểm của khách hàng rồi chiếm đoạt đăng trên báo https://baothuathienhue.vn ngày 09/03/2022

Như ông bà ta có câu “con dại cái mang” thì dù doanh nghiệp bảo hiểm hay ngân hàng đều phải có trách nhiệm trước những sai phạm do những người đại diện hợp pháp của họ thực hiện trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Vì trách nhiệm kiểm tra, giám sát những hoạt động đó là của doanh nghiệp chứ không phải khách hàng.

Hi vọng thông qua bài viết này, sẽ phần nào giúp khách hàng có cái nhìn tích cực hơn về bảo hiểm. Đồng thời, góp một tiếng nói của người tiêu dùng về các quy trình, quy định liên quan đến các hoạt động tiền gửi cần được thay đổi để người dân yên tâm hơn.

Hằng Dai-ichi

Trả lời